Tin tức Hãy Nương Tay: Con Cái Bạn Học Đại Học Nào Không Quan Trọng! 16:11 15/03/2019 Share on Facebook Share on Twitter Google+ LinkedIn Tumblr Học một đại học cao cấp không hề mang lại lợi ích đường dài nào cho đa số học sinh. COFFEE TALK: Học bổng du học đến 340tr/năm & Làm việc hưởng lương tại University of Tennessee Knoxville, Mỹ.'Chạy trường' đại học ở Mỹ: Thủ đoạn đơn giản đến bất ngờHỘI THẢO THÔNG TIN: LỰA CHỌN SỐ 1 CHO DỰ ĐỊNH: HỌC TẬP – LÀM VIỆC – ĐỊNH CƯ TẠI CANADA Không cần phải giấu diếm sự thật rằng đa số thanh thiếu niên hiện nay bị căng thẳng nặng. Một khảo sát được tiến hành bởi Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ cho thấy rằng các học sinh trung học là những người chịu căng thẳng nặng nề nhất nước Mỹ. Và đến 83% trong số đó cho rằng sự căng thẳng đến từ trường lớp. (Tại đây). Căng thẳng, chán nản và tỉ lệ tự sát của các bạn trẻ đang ở ngưỡng cao. Ngay cả những bạn nhỏ có thành tích tốt – thông minh học giỏi cũng như đến từ các gia đình khá giả - cũng căng thẳng vô cùng. Trên thực tế, có khi các em mới là những người căng thẳng nhất. Chỉ trong tuần này, Thời Báo Boston Globe đã đăng một bài viết về một loạt các vụ tự sát thiếu suy nghĩ của các em nhỏ trong hai thị trấn giàu có Acton và Boxborough, chỉ ngay rìa Boston (Tại Đây). Bài viết này nằm trong chuỗi các bài báo về các vụ học sinh trung học tự sát ở các khu vực khá giả, nơi mà áp lực thành tựu đặc biệt cao.Nhiều cha mẹ đang tạo áp lực lớn cho con cái Gần như mọi việc liên quan tới trường lớp đang có xu hướng đẩy chúng ta tới áp lực đó. Các bạn trẻ có tài năng học tập, những người đúng ra sẽ thấy trường lớp nhẹ nhàng như đi bộ trong công viên, lại luôn bị đẩy vào các chương trình học “Danh dự” và “Lớp Nâng cao” và bị áp lực rằng cuộc sống của các em sẽ bị hủy hoại nếu không đạt được điểm A trên lớp. (Theo ý kiến của tôi, các em nên chơi khúc côn cầu hay thật sự đi bộ trong công viên ít nhất một ngày mỗi tuần còn tốt hơn). Để minh họa cho sự căng thẳng này, sau đây là các trích dẫn từ bốn học sinh trung học vừa tốt nghiệp bình luận trong một bài luận trước đây của tôi:“Tôi là học sinh năm cuối trung học và từ khi còn bé tôi đã được dạy rằng mình sẽ không vào được đại học trừ khi đa số điểm của tôi đạt A”“Bất kì điểm nào dưới A đều không thể chấp nhận được, và tư tưởng đã được khắc vào tâm trí chúng tôi bởi phụ huynh rằng chỉ có hoàn hảo mới là lựa chọn duy nhất trong thế giới cạnh tranh khốc liệt này”“Họ nói với các bạn rằng điểm tốt chưa đủ, và rằng có toàn bộ điểm A cũng chỉ đạt yêu cầu tối thiểu. Bạn cần phải là thành viên của ít nhất hai tổ chức, nhưng là thành viên cũng chưa đủ, bạn cần phải nằm trong ban lãnh đạo”“Cảm giác trung học tựa như một nhà giam…Tất cả chỉ toàn là về điểm số và tuân thủ quy định, không quan trọng tôi có thật sự học được gì hay không, và điều đó làm tôi cảm thấy kinh tởm.”Chúng ta đã tự tạo ra một vài lời đồn thổi tệ hại. Lớn nhất trong số đó là thế giới này cạnh tranh cực khốc liệt và rằng ai cũng đang đi cùng một đường đua, tranh giành cùng một thứ. Dù chẳng ai biết đó là gì, nhưng bằng một cách thần kì nào đó mà điểm cao cùng với các đại học mắc tiền sẽ đưa chúng ta đến được. Sự thật là, thế giới không cạnh tranh khốc liệt đến thế. Kinh nghiệm quan sát của tôi cho rằng những ai biết cách phối hợp, giúp đỡ người khác thay vì chỉ chăm chăm lo cho thành tựu của bản thân mình, mới thường là những người thành công và hạnh phúc nhất, theo mọi định nghĩa của thành công.Hãy giúp đỡ thêm người khác thay vì chăm chăm vào sự nghiệp bản thânLời đồn thổi khác cụ thể hơn mà tôi muốn bàn tới lúc này đó là có lợi thế to lớn trong việc vào được một đại học mắc tiền, cao cấp và có đầu tuyển vào cực khó. Lời đồn thổi này còn được bơm phồng lên bởi sự thất bại của những con người không có khả năng phân biệt giữa sự mối liên hệ và hệ quả.Vâng, đúng là vào một đại học danh tiếng liên quan đến việc có một công việc có tiếng và một mức lương cao hơn sau này, nhưng điều đó không có nghĩa rằng vào một đại học danh tiếng là hệ quả của sự thành đạt đó (Giả dụ như đây là cách bạn muốn định nghĩa và đo lường sự thành đạt). Có vô vàn điểm khác biệt, trước tiên hết là, giữa một học sinh điển hình vào học, lấy ví dụ như Harvard hay Standford, và một học sinh điển hình khác vào học trường như Trường Bang Framingham chẳng hạn. Trong vô vàn các yếu tố khác, những bạn ở nhóm đầu đến từ các gia đình giàu có hơn rất nhiều và kèm theo đó là động lực đạt thành tựu cao hơn hẳn (Nếu đem so với mức chuẩn chung của các thành tựu) so với nhóm sau. Một điều rất rõ ràng là, bất kể bạn học đại học nào, những người xuất thân giàu có thường sẽ đi tiếp con đường giàu có và những ai có động lực thành đạt sẽ cố để thành đạt.Học tại một đại học danh tiếng không đồng nghĩa với có một công việc danh tiếng và lương caoNhà toán học Stacy Dale và nhà kinh tế học Alan Krueger đã hợp tác với nhau trong hai nghiên cứu lớn (Dale & Kruger, 2002 & 2014) mà trong đó họ kiểm soát hiệu quả nền tảng tính cách của các sinh viên học tại các trường đại học với độ khó khác nhau (Dựa vào điểm số SAT của lớp đầu vào). Nghiên cứu đầu tiên dành cho nhóm sinh viên vào đại học năm 1976, và lần hai dành cho các bạn vào năm 1989. Câu hỏi cốt lõi mà họ đưa ra trong cả hai bài nghiên cứu là: Nếu con người được xếp chính xác lý lịch xã hội và kinh tế của họ với những động lực và khả năng học tập trước đó, liệu những người học ở những đại học cao cấp có kiếm được nhiều tiền hơn những người học ở những đại học thấp hơn hay không? Kết quả tổng quát là việc này không hề tạo ra chút khác biệt nào. Nếu mọi thứ đều giống nhau, vào học một trường đại học cao cấp không hề cho ra một chút lợi thế thu nhập nào nếu so với vào học một đại học ít cao cấp hơn, bất luận là trong một thời gian ngắn hạn hay là lâu dài.Dù vậy, vẫn có một vài ngoại lệ thú vị trong nghiên cứu này. Đối với sinh viên người Da đen hay Tây Ban Nha, và với những sinh viên có phụ huynh có học thức không cao hoặc gần như không có thì vào học một đại học cao cấp có tạo ra lợi thế đáng kể. Có lẽ bởi vì đối với những bạn sinh viên này, vào học một đại học cao cấp đẩy họ vào một tầng lớp xã hội cao hơn và cung cấp cho họ những mối quan hệ xã hội quý giá, một điều không cần thiết đối với các bạn sinh viên da trắng của tầng lớp trung lưu trở lên. Vậy nên, nếu bạn là người da đen hay Tây Ban Nha của thế hệ đại học đầu tiên và được các trường cỡ như Harvard nhận, bạn có lẽ nên vào học – nhất là khi họ có học bổng cho bạn. Nhưng ngoài ra, hầu như không hề có lợi thế tài chính nào trong việc học một trường cao cấp.Với nhiều người học đại học danh tiếng sẽ giúp họ có được nhiều mối quan hệ tốt hơn sau nàyThu nhập là một thước đo; vậy liệu có còn những thước đo nào khác, có khi ý nghĩa nhiều hơn, thể hiện sự thành công trong cuộc sống hay không? Một khảo sát bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Pew (Tại đây), xuất bản năm 2014, đã hỏi các bạn tốt nghiệp đại học về việc đánh giá mức độ hài lòng với cuộc sống gia đình hiện tại, các tình huống tài chính cũng như công việc. Họ so sánh các chỉ số này với những người đã vào học các đại học công lập so với những người đã học đại học tư và cũng không tìm thấy chút khác biệt đáng kể nào. Khảo sát thậm chí còn chưa cân nhắc đến các tính chất về xuất thân của các học sinh. Những người vào các đại học tư mắc tiền và danh tiếng không hài lòng với cuộc sống của họ hơn những người học các đại học công lập.Một khảo sát khác, bao gồm 30,000 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng bởi Trung Tâm Khảo Sát Gallup và Đại Học Purdue (Tại đây), đánh giá mức độ hào hứng với công việc (mức độ hứng thú với công việc cũng như sự tận tâm) của các sinh viên đã tốt nghiệp cũng như đời sống riêng tư của họ. Nghiên cứu cho thấy không hề có mối quan hệ nào giữa các tiêu chí này với loại đại học đã từng học. Bất kể trường đại học tư hay công lập, quy mô lớn hay nhỏ, tuyển chọn khó khăn hay dễ dàng, nói một cách khái quát, không tạo ra bất kì sự khác biệt nào trên những thước đo ấy. Tuy nhiên, trải nghiệm cuộc sống đại học được báo cáo lại thì có. Bất kể họ đã học loại đại học nào, những người còn nhớ một vị giáo sư nào đó đã quan tâm và thúc đẩy sự đam mê của họ, hay những người đã có một công việc hoặc cơ hội thực tập tại đại học cho phép họ xin việc đúng ngành học, có mức đánh giá cao hơn hẳn về sự năng nổ và chủ động sau khi tốt nghiệp, so những người không có những trải nghiệm đó. Theo nghiên cứu này, không quan trọng bạn học loại đại học nào, nhưng bạn làm gì ở đó mới quan trọng. Vậy đây là một thông tin có thể giúp cho các bậc phụ huynh và thầy cô – qua đó là học sinh – thư giãn chút ít. Ít nhất ở Mỹ, gần như tất cả mọi người, bất chấp điểm số hay đã hoặc chưa từng tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường, đều có thể vào đại học; và nói chung, các đại học dễ vào nhất cũng là những đại học ít tốn kém nhất. Và nếu nói về các phép so sánh thông thường, kết quả về lâu dài cho thấy bạn học đại học nào không quan trọng. Vậy nên, thư giãn đi. Hãy làm an lòng con cái thay vì tạo gánh nặng. Nói với các em rằng các bạn không quan tâm điểm số trên lớp của các em; thật sự chuyện đó không quan trọng. Thay vào đó hãy nói rằng các bạn quan tâm đến hạnh phúc và hành trình đi tìm ý nghĩa trong cuộc sống của các em. Và để tìm được hạnh phúc cũng như ý nghĩa đó, các em có thể cần phải cắt thời gian vùi đầu cày từng con điểm và thay vào đó là đi tìm những hứng thú của bản thân mình (Xem ở đây). Thứ dự đoán tốt nhất hạnh phúc tương lai chính là hạnh phúc ở hiện tại. Nguồn: psychologytoday.comTác giả: Peter Gray Ph.DNgười dịch: Cat Khang Bui Văn phòng Hà Nội2 Lê Quý Đôn, P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà TrưngĐT: 024.3938 8455Hotline: 0936 701 696 Văn phòng Hồ Chí Minh22 Trần Quý Khoách, P .Tân Định, Q.1ĐT: 028.3848 2628Hotline: 0966 703 162 #học đại học #bằng cấp# con cái Share on Facebook Share on Twitter Google+ LinkedIn Tumblr
Phỏng Vấn Nhận Ngay Học Bổng Du Học Tại Wisconsin Lutheran High School - Nơi Tạo Ra Thành Công Hơn Nữa Của Bạn! 19/02/2022
The Colleges of Contra Costa - Trải nghiệm chương trình 2+2 tại California với chi phí hợp lý và hơn thế nữa ! 06/06/2021